Tin Tức

Kbang: "Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn"

Kbang: "Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn"

     Dâu tây là loại quả khá khó trồng và dễ bị sâu bệnh hại. Hãy cùng Chimi Farm điểm danh những bệnh trên cây dâu tây thường gặp nhất nhé.

  1. Vài nét về cây dâu tây

    Dâu tây là một loại cây ôn đới phù hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm như: Đà Lạt, Mộc Châu hay Sapa…

    Dâu tây là loại quả được đánh giá có chất lượng và giá thành thuộc hàng hoa quả cao cấp. Với mức giá dao động từ 200.000 – 700.000đ/kg phụ thuộc vào giống dâu và phương pháp canh tác. Thường ở Việt Nam một số giống dâu tây được ưa chuộng như: Nhật Bản, Hàn Quốc có mức giá cao từ 350.000 – 700.000đ/kg. Dâu tây Mỹ, Newzeland và Pháp có mức giá thấp hơn với giá từ 120.000 – 250.000đ/kg. 

Dâu tây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Liên hệ mua cây giống, tư vấn kỹ thuật 082.989.1110

Dâu tây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Liên hệ mua cây giống, tư vấn kỹ thuật 082.989.1110

   Ngoài vẻ ngoài đỏ mọng đẹp mắt thì dâu tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Vitamin A, B, C, E, axit folic, canxi, Kali…

  2. Những bệnh trên cây dâu tây thường gặp nhất

      Để trồng được một vườn dâu tây chín đỏ mọng với chất lượng quả đẹp không phải chuyện đơn giản, đòi hỏi nhiều công sức của người chăm sóc. Hãy cùng Nông trại Chimi điểm danh qua một số bệnh trên cây dâu tây thường gặp nhất và cùng tìm hiểu phương pháp chữa bệnh cho dâu tây nhé. 

Để có được một vườn dâu tây phát triển tốt cần nhiều công chăm sóc. Liên hệ mua cây giống, tư vấn kỹ thuật 082.989.1110

Để có được một vườn dâu tây phát triển tốt cần nhiều công chăm sóc Liên hệ mua cây giống, tư vấn kỹ thuật 082.989.1110

2.1. Nguyên nhân gây bệnh:

Thời tiết

Nếu trời lạnh nhị hoa sẽ bị chết dẫn đến hoa có màu nâu, nếu thời tiết quá lạnh hoa sẽ bị chết, một số hoa đã thụ phấn sống sót làm cho hoa bị biến dạng. Vào mùa lạnh, khi nhiệt độ quá thấp, tế bào bị đông đá, phần gốc hóa nâu, cây sinh trường kém và mẫn cảm với sâu bệnh.

Cường độ sáng

Cường độ sáng cao, tế bào sẽ bị chết, trên lá có những dấu hình tròn.

Mưa đá

Mưa đá gây dập lá, hoa, quả, tạo cơ hội cho nấm bệnh xâm nhập, cây bị tổn thương lớn, tạo ra nhiều vết nâu trên lá do cây bị xước.

Rối loạn dinh dưỡng

– Đạm: Lúc đầu cây đầu cần nhu cầu đạm rất lớn, nếu thiếu đạm lá, quả sẽ nhỏ, cây cho ra ít ngó, lá già chuyển sang màu cam hoặc đỏ, là non nhỏ và có màu xanh nhạt. Thừa đạm làm giảm chất lượng của quả, cây dễ bị nhiễm bệnh.
Phân tích mẫu đất và dựa vào tình hình sinh trưởng, triệu chứng của cây để điều chỉnh đạm cho phù hợp.
– Kali: Cây thiếu kali là bị héo, lá già bị khô, quả dễ bị thối.
Dùng Bicarbonate kali phun lên là có thể phòng ngừa bệnh và cung cấp thêm kali cho cây; Cung cấp thường xuyên phân kali cho cây như KNO3, K2SO4.
– Boron: Thiếu Bo là một trong những nguyên nhân dẫn đến trái dâu nhỏ hơn bình thường và dị dạng vì một vài chỗ trên trái bị teo lại và không phát triển. Mùi vị của trái gần như bình thường nhưng không có giá trị về mặt kinh tế.
Vi lượng Bo rất quan trọng trong quá trình thụ phấn. Khi một hay nhiều hoa cái không được thụ phấn thì mô quả ở chỗ đó sẽ không phát triển và làm cho trái bị dị dạng. Boron có chức năng quan trọng đối với bộ rễ, vì vậy thiếu hụt Boron có thể làm cho cây dâu không hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
– Canxi: Khi lá còn non và chưa trải ra, đầu mút của lá đã bị hoại tử và khô, vì vậy khi lá lớn lên đầu mút bị xoắn lại nhưng những phần khác của lá vẫn phát triển bình thường khỏe mạnh. Những cây dâu phát triển quá nhanh thường gây cản trở cho việc hấp thu canxi từ đất, mặt dù lượng canxi trong đất rất dồi dào. Khí hậu khô, lạnh và nhiều mây gây cản trở rất nhiều đến việc hấp thụ canxi của cây.
– Thuốc trừ cỏ: Dùng thuốc trừ cỏ không đúng thuốc, đúng liều cây sẽ bị chết, nên dùng thuốc trừ cỏ có chọn lọc, thuốc tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm.

Chia sẻ :